Giáo án phát triển thẩm mỹ in hình bàn tay của bé

Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: IN HÌNH BÀN TAY CỦA BÉ I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết in hình bàn t

Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: IN HÌNH BÀN TAY CỦA BÉ
 
I.                  Mục đích yêu cầu:
1.     Kiến thức:
-         Trẻ biết in hình bàn tay, biết vẽ các móng tay
2.     Kỹ năng:
-         Rèn kỹ năng vẽ, kĩ năng tô màu
-         Phát triển sự khéo léo, khả năng thẩm mỹ
3.     Thái độ:
-         Giáo dục trẻ giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ
4.     Phương pháp:
-         Đàm thoại, quan sát, làm mẫu, thực hành

 

II.               Chuẩn bị
-         Tranh mẫu, giấy vẽ, kệ treo tranh, nhạc không lời
-         Nội dung tích hợp: âm nhạc, thơ
III.           Tiến hành hoạt động:
·        Mở đầu, gây hứng thú:  Chơi với bàn tay
-         Cho trẻ hát và vận động bài hát “ Tay thơm, tay ngoan” hỏi trẻ:
-         Các con vừa hát bài hát gì?
-         Bạn nhỏ trong bài hát được mẹ khen  tay ngoan, vậy tay ngoan là tay như thế nào? ( không đánh bạn, không vẽ bậy lên tường...)
-         Tay thơm là tay như thế nào? (tay rửa bằng xà phòng, sạch sẽ và thơm)
-         Các con có thích được mẹ khen giống bạn không nào?
-         Vậy các con phải làm gì để tay ngoan và tay thơm?
-         Với đôi bàn tay ta có thể chơi được nhiều trò chơi, bạn nào biết đó là những trò chơi gì?
-         Cho trẻ chơi đập bàn tay, ngón tay nhúc nhích, cá vàng bơi...
Giáo dục trẻ phải biết giữ bàn tay luôn sạch sẽ.
-         Khen ngợi trẻ, dẫn dắt cho trẻ xem tranh
·        Hoạt động 1: Bé quan sát cô in hình bàn tay
 -   Quan sát tranh mẫu: cô cho tranh xuất hiện và hỏi trẻ:
-         Đố các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây?
-         Bàn tay có đặc điểm gì?
-         Gợi ý trẻ trả lời ( có ngón tay, móng tay, chỉ tay)
-         Bàn tay có màu gì? Được tô màu như thế nào?
-         Bạn nào biết làm cách nào mà cô có bàn tay đẹp như thế này?
·        Làm mẫu:
-         Cô vừa làm mẫu vừa giải thích rõ ràng: đầu tiên cô đặt bàn tay trái sát vào giấy, tay phải cô cầm bút và vẽ từ cổ tay đến các ngón tay, vẽ xong cô nhấc tay lên. Như vậy cô đã được hình bàn tay, bây giờ cô vẽ thêm các nét cong nhỏ ở đầu ngón làm móng tay, cô vẽ chỉ tay, sau đó cô chọn màu để tô.
 
·        Hoạt động 2: Bé làm hoạ sĩ
-         Cô phát đồ dùng, mở nhạc không lời
-         Nhắc trẻ cách cầm bút,  tư thế ngồi đúng.
-         Cô bao quát trẻ, nhắc trẻ đặt sát tay vào giấy
-         Động viên, khuyến khích trẻ vẽ
-         Trẻ vẽ xong gợi ý cho trẻ chọn màu sắc phù hợp để tô cho đẹp
·        Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
-         Cho trẻ treo sản phẩm lên kệ
-         Chọn 1 đến 2 trẻ chọn tranh mà trẻ thích và hỏi trẻ vì sao trẻ thích bức tranh đó?
-         Cô chọn 4- 5 bức tranh và nhận xét
-         Khen gợi, tuyên dương và động viên trẻ
·        Kết thúc hoạt động
-         cho trẻ đọc thơ theo cô “cô dạy” kết thúc hoạt động.
*ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1/Tình trạng sức khỏe của trẻ
…………………………………………………………………………………………
2/Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
…………………………………………………………………………………………
3/Kiến thức và kĩ năng của trẻ

…………………………………………………………………………………………

 

Quảng cáo giúp Hanyny hoạt động miễn phí

Tải tài liệu về máy

Bình luận

Chia sẻ tài liệu

Bài viết liên quan

Giáo án mầm non cắt, dán hình vuông | Phát triển thẩm mỹ
Giáo án mầm non lĩnh vực phát triển thẩm mỹ hoa trường em
Giáo án mầm non dạy vận động bé quét nhà | Phát triển thẩm mỹ
Giáo án lớp lá PHÁT TRIỂN THẪM MỸ ĐỀ TÀI VẼ BẠN TRONG LỚP
Giáo án lớp lá LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ NĂN ĐỒ CHƠI TRONG LỚP
Giáo án lớp lá PHÁT TRIỂN THẪM MĨ HÁT NGÀY VUI CỦA BÉ
Giáo án mầm non Quá trình phát triển của cây từ hạt | Giáo án dự thi cấp tỉnh
Giáo án mầm non Chào ngày mới | Phát triển thẩm mỹ
Giáo án mầm non vẽ cầu vồng | Phát triển thẩm mỹ
Giáo án KPKH: Trò chuyện về đặc điểm của bé và bạn